Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

GMP Thuốc dùng thử cho lâm sàng trên người.22.12.Sản xuất

22.12. Sản xuất
Nếu được, sản phẩm dự kiến sử dụng cho thử lâm sàng (nghiên cứu pha 2 muộn và pha 3) phải đươc sản xuất trong các cơ sở sản xuất đã được cấp phép, ví dụ:
- Nhà máy sản xuất sản phẩm thử nghiệm, được thiết kế và sử dụng cho nghiên cứu phát triển qui trình.
- Các cơ sở có quy mô nhỏ (đôi khi được gọi là “pharmacy”) tách riêng khỏi nhà máy sản xuất sản phẩm thử nghiệm và sản xuất bình thường. (Ghi chú: một số nhà sản xuất sử dụng thuật ngữ “pharmacy” cho các loại nhà xưởng khác như: khu vực cấp phát các nguyên liệu ban đầu, và việc kết hợp các lô).
- Dây chuyền sản xuất quy mô lớn được lắp ráp để sản xuất nguyên liệu có cỡ lô lớn hơn, ví dụ để sử dụng cho thử nghiệm pha 3 muộn và các lô thương phẩm đầu tiên.
- Dây chuyền sản xuất bình thường sử dụng để sản xuất các lô thương phẩm đã được lưu hành và đôi khi được dùng để sản xuất các sản phẩm nghiên cứu, nếu như số lượng, vd ống tiêm, viên nén, hoặc các dạng bào chế khác, đủ lớn.

Mối liên quan giữa cỡ lô của sản phẩm nghiên cứu được sản xuất tại nhà máy sản xuất thử nghiệm hoặc tại các cơ sở nhỏ, với các lô có kích cỡ lớn cho sản xuất thường quy, có thể thay đổi nhiều, phụ thuộc vào kích cỡ lô yêu cầu của nhà máy sản xuất thử nghiệm hoặc “nhà thuốc” và năng lực sản xuất khi sản xuất thường quy.
Những hướng dẫn này áp dụng cho các cơ sở đã được cấp phép của loại thứ nhất (nhà máy sản xuất pilot và pharmacy) và loại thứ hai (dây chuyền sản xuất thương mại). Các tiêu chuẩn GMP được đáp ứng dễ dàng hơn tại các cơ sở thuộc loại thứ hai, do các quy trình đã được giữ ổn định trong quá trình sản xuất và thường không bị thay đổi do việc nghiên cứu phát triển qui trình. Các cơ sở còn lại (thuộc loại thứ nhất), cần được kiểm tra theo các nguyên tắc GMP đối với dược phẩm.
Về mặt hành chính, nhà sản xuất có một lựa chọn khác đó là gia công sản xuất các sản phẩm nghiên cứu. Tuy nhiên về mặt kỹ thuật, các cơ sở đã được cấp phép sẽ là một trong các loại cơ sở được nêu trên. Hợp đồng phải nêu một cách rõ ràng việc sử dụng các dược phẩm trong thử lâm sàng. Sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên hợp đồng là đặc biệt cần thiết.
Các hoạt động sản xuất
Trong giai đoạn nghiên cứu, không phải lúc nào cũng có sẵn các qui trình đã được thẩm định, điều này dẫn đến việc khó biết trước những thông số nào là quan trọng, và những kiểm soát trong quá trình nào sẽ giúp kiểm tra các thông số đó. Các thông số sản xuất và các kiểm tra trong quá trình được sử dụng tạm thời thường sẽ giảm đi nhờ kinh nghiệm sản xuất các sản phẩm tương tự. Những người có trách nhiệm cần xem xét đánh giá cẩn thận để đưa ra những hướng dẫn cần thiết, và để vận dụng chúng một cách liên tục dựa trên những kinh nghiệm có được trong quá trình sản xuất.
Đối với các sản phẩm vô trùng, độ vô trùng của sản phẩm nghiên cứu phải không thấp hơn so với các sản phẩm đã được lưu hành. Các qui trình vệ sinh phải được thẩm định và được thiết kế thích hợp trong điều kiện những hiểu biết về độc tính của sản phẩm nghiên cứu còn chưa đầy đủ. Khi những quy trình, như giai đoạn trộn, chưa được thẩm định, cần thiết phải có thêm các phép thử kiểm tra chất lượng bổ sung.

Đóng gói và dán nhãn
Việc đóng gói và dán nhãn các sản phẩm nghiên cứu có lẽ phức tạp và dễ bị sai sót (các sai sót này cũng rất khó phát hiện) hơn so với các sản phẩm đươc lưu hành do sử dụng nhãn “mù”. Các qui trình giám sát như đối chiếu nhãn, dọn quang dây chuyền,…và sự kiểm tra độc lập của nhân viên kiểm tra chất lượng cần được tăng cường.
Việc đóng gói phải đảm bảo rằng các sản phẩm nghiên cứu được giữ nguyên trong tình trạng ban đầu trong suốt quá trình vận chuyển và khi bảo quản ở các địa điểm trung gian. Trong quá trình vận chuyển, bất kỳ việc mở hoặc thay đổi bao bì ngoài phải được phát hiện dễ dàng.
Các hoạt động sản xuất sản phẩm mù
Khi sản xuất các sản phẩm “mù”, kiểm tra trong quá trình phải bao gồm cả việc kiểm tra sự giống nhau về hình thức bên ngoài của các sản phẩm và bất kỳ các đặc tính nào khác của các sản phẩm khác nhau được đem ra so sánh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét