20.7 Chế biến vô trùng và tiệt trùng bằng phương pháp lọc
20.7.1 Mục đích của việc pha chế vô trùng là để duy trì sự vô trùng của một sản phẩm được pha trộn từ các thành phần, mỗi thành phần này đã được tiệt trùng bởi một trong các phương pháp tiệt trùng ở trên (xem phần 20.5 và 20.6).
20.7.2 Điều kiện tiến hành thao tác phải đảm bảo tránh được sự nhiễm vi sinh vật.
20.7.3 Nhằm duy trì sự vô trùng của các thành phần và của sản phẩm trong quá trình pha chế vô trùng, cần đặc biệt chú ý: (a) môi trường; (b) nhân viên; (c) các bề mặt quan trọng; (d) sự vô trùng của bao bì/nút và quá trình di chuyển; (e) thời gian lưu giữ tối đa của sản phẩm trước khi đóng lọ; và (f) lọc vô trùng.
20.7.4 Một số dung dịch và chất lỏng không thể tiệt trùng được trong bao gói cuối cùng, có thể được lọc qua lọc vô trùng với kích thước lỗ lọc là 0,22 micromet (hoặc nhỏ hơn), hoặc bằng lọc tối thiểu có khả năng giữ lại vi sinh vật tương đương vào bao bì đã được tiệt trùng từ trước. Các loại lọc này có thể loại bỏ được vi khuẩn và nấm, nhưng không loại bỏ được tất cả các vi rút và mycoplasma. Cần xem xét việc phối hợp qui trình lọc với xử lý bằng nhiệt ở mức độ thích hợp.
20.7.5 Do nguy cơ tiềm ẩn của phương pháp lọc khi so sánh với các qui trình tiệt trùng khác, tốt nhất nên sử dụng lọc hai lớp hoặc lọc lần hai qua lọc có khả năng giữ lại vi khuẩn ngay trước khi đóng lọ. Lọc tiệt trùng ở công đoạn cuối cùng phải được tiến hành càng gần thời điểm đóng lọ càng tốt.
20.7.6 Cần làm giảm đến mức tối thiểu (thực tế là bằng không) tính chất nhả sợi của màng lọc. Trong bất cứ trường hợp nào cũng không được sử dụng màng lọc chứa amiăng.
20.7.7 Ngay sau khi sử dụng, phải kiểm tra tính toàn vẹn của màng lọc bằng phương pháp thích hợp như điểm sủi bọt, dòng khuếch tán hoặc đo chênh lệch áp suất (cũng có thể là có ích khi kiểm tra lọc theo cách này trước khi sử dụng). Thời gian cần thiết để lọc một thể tích đã biết của dung dịch bán thành phẩm và chênh lệch áp suất trước và sau màng lọc phải được xác định trong quá trình thẩm định qui trình, bất cứ sự sai lệch đáng kể nào so với các giá trị đó đều phải được ghi lại và điều tra nguyên nhân. Các kết quả kiểm tra phải được ghi lại vào hồ sơ lô. Sự nguyên vẹn của màng lọc khí và lọc không khí cần được khẳng định sau khi sử dụng. Sự toàn vẹn của các màng lọc khác phải được khẳng định sau các khoảng thời gian sử dụng thích hợp. Cần xem xét tăng cường theo dõi tính nguyên vẹn của màng lọc trong các quá trình sản xuất có liên quan đến các điều kiện khắc nghiệt như có sự lưu chuyển của dòng không khí có nhiệt độ cao.
20.7.8 Không sử dụng cùng một lọc trong thời gian kéo dài hơn 1 ngày làm việc trừ phi việc sử dụng như vậy đã được thẩm định.
20.7.9 Màng lọc không được làm hỏng sản phẩm do lấy đi hoạt chất hoặc do thải các chất lạ vào sản phẩm.
Trả lờiXóacong ty dich vu ke toan ha noi
dịch vụ kế toán trọn gói
dịch vụ làm kế toán nội bộ
dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm
dịch vụ kê khai thuế
học kế toán tại hà nội
học kế toán tại hoàng mai
Trung tâm kế toán long biên
Địa chỉ học kế toán tại cầu giấy
Địa chỉ học kế toán tại hà đông
địa chỉ học kế toán tại thanh xuân
học kế toán tại tphcm
hoc ke toan tai quan 3
học kế toán tại thủ đức
học kế toán tại thái nguyên
học kế toán tại hải phòng
học kế toán tại bắc ninh
học kế toán tại quảng ninh
học kế toán tại vĩnh phúc
học kế toán tại hải dương